Bệnh bạch hầu ít nguy cơ xảy ra tràn lan ở thành phố lớn vì có độ phủ vaccine cao

Thời gian qua, nhiều người cảm thấy lo lắng trước thông tin xảy ra một số ca bệnh bạch hầu ở các địa phương, trong đó có một ca tử vong ở Nghệ An. Ngay sau đó, nhiều người tìm đến các cơ sở y tế để tiêm chủng vaccine phòng bệnh.

Tại TPHCM, tình trạng người dân đến các trung tâm tiêm chủng, nhất là Viện Pasteur, để tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu tăng đột biến. Một số người còn lo ngại xảy ra nguy cơ dịch bệnh bạch hầu vì thành phố có mật độ dân cư đông đúc, nhiều người từ các nơi đến để học tập, làm việc, du lịch.

Cũng theo bác sĩ Trương Hữu Khanh: “Vừa qua xảy ra 1 trường hợp tử vong vì bệnh bạch hầu, đây không phải là vấn đề lạ bởi chúng ta biết là thỉnh thoảng vài năm ở vùng nào đó lại xảy ra trường hợp người lớn hoặc trẻ em mắc bệnh bạch hầu và tử vong”.

Cũng theo bác sĩ Trương Hữu Khanh: “Vừa qua xảy ra 1 trường hợp tử vong vì bệnh bạch hầu, đây không phải là vấn đề lạ bởi chúng ta biết là thỉnh thoảng vài năm ở vùng nào đó lại xảy ra trường hợp người lớn hoặc trẻ em mắc bệnh bạch hầu và tử vong”.

Cũng theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, dịch bệnh bạch hầu ít có nguy cơ xảy ra ở thành phố lớn. Nó có thể xảy ra ở vùng sâu vùng xa, mật độ vaccine giảm xuống, người lớn không tiêm nhắc lại, khi họ đi vào cộng đồng có độ phủ vaccine thấp thì dễ mắc bệnh.

“Ít khi xảy ra trường hợp một loạt người tử vong vì bệnh bạch hầu, chỉ bị vài trường hợp rải rác. Mặt khác biện pháp chống dịch bạch hầu khá hiệu quả, đội ngũ y tế sẽ đến nơi xảy ra ca bệnh khám xem có triệu chứng hay không, nếu không có thì sử dụng thuốc ngừa, nếu có thì theo dõi và điều trị kịp thời, thành ra ít khi xảy ra dịch bệnh bạch hầu tràn lan”, bác sĩ Khanh nói.

“Ít khi xảy ra trường hợp một loạt người tử vong vì bệnh bạch hầu, chỉ bị vài trường hợp rải rác. Mặt khác biện pháp chống dịch bạch hầu khá hiệu quả, đội ngũ y tế sẽ đến nơi xảy ra ca bệnh khám xem có triệu chứng hay không, nếu không có thì sử dụng thuốc ngừa, nếu có thì theo dõi và điều trị kịp thời, thành ra ít khi xảy ra dịch bệnh bạch hầu tràn lan”, bác sĩ Khanh nói.

Bên cạnh đó, Sở Y tế đang thực hiện các giải pháp tiêm chủng mở rộng thông qua việc tăng cường quản lý trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, đẩy mạnh tiêm bù các mũi vaccine trong tiêm chủng mở rộng để đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các mũi cơ bản. Đồng thời ngành y tế thành phố cũng đang sẵn sàng triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi – rubella cho trẻ từ 1 – 5 tuổi.

Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, TPHCM có 4.225 ca sốt xuất huyết, không có ca tử vong, bệnh tay chân miệng có 7.766 ca, cũng không xảy ra trường hợp tử vong. Bệnh bởi có 53 ca, xảy ra tại 11 quận, huyện; bệnh ho gà xuất hiện 47 ca, tại 14 quận, huyện và chưa ghi nhận ca bệnh bạch hầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *