Lý giải nguyên nhân điểm chuẩn đại học năm 2024 tăng cao

Lý giải nguyên nhân điểm chuẩn đại học năm 2024 tăng cao- Ảnh 1.

Ngành Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội lấy điểm chuẩn đầu vào với 29,30 điểm – cao nhất trong số các trường đã công bố. Thí sinh trúng tuyển vào hai ngành này phải có điểm trung bình từ 9,76 điểm/môn. Các ngành có điểm chuẩn cao tiếp là Sư phạm Địa lý 29,05; Ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý 28,83…

Tại Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, mức điểm chuẩn dao động từ 26,75 – 38,45 trên thang điểm 40, môn Ngoại ngữ nhân 2. Ngành Sư phạm tiếng Anh có điểm chuẩn cao nhất với 38,45 điểm. Mức điểm này tăng 1,24 điểm so với năm 2023.

Tại Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, mức điểm chuẩn dao động từ 26,75 – 38,45 trên thang điểm 40, môn Ngoại ngữ nhân 2. Ngành Sư phạm tiếng Anh có điểm chuẩn cao nhất với 38,45 điểm. Mức điểm này tăng 1,24 điểm so với năm 2023.

Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội lấy điểm chuẩn đầu vào ngành Báo chí cao nhất với 29,03 ở tổ hợp khối C00 (Văn, Sử, Địa). Ngành Quan hệ công chúng là 29,1 điểm; Nhiều ngành của trường lấy trên 28 điểm ở tổ hợp khối C00 như Đông phương học, Hán Nôm, Tâm lý học…

Ngành Luật kinh tế của Học viện Ngân hàng cao nhất với 28,13, tăng 1,63 điểm so với năm ngoái.

Ngành Luật kinh tế của Học viện Ngân hàng cao nhất với 28,13, tăng 1,63 điểm so với năm ngoái.

Theo các chuyên gia, điểm chuẩn tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân cơ bản như điểm thi tốt nghiệp THPT tăng và số lượng học sinh đăng ký xét tuyển đại học cũng tăng so với năm ngoái dẫn đến nguồn tuyển dồi dào hơn.

Cụ thể, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm nay có hơn 733.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng sư phạm mầm non trên hệ thống tuyển sinh chung của bộ, tương đương 68,5% tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, tăng 73.000 em so với năm 2023.

Về điểm thi tốt nghiệp THPT, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết phân tích trên dữ liệu điểm các môn thi cho thấy tỷ lệ thí sinh đạt điểm giỏi, tức từ 8 điểm (riêng môn Ngữ văn tính từ 7 điểm do tính đặc thù) ở hầu hết các môn đều tăng so với năm 2023.

Cụ thể, môn Toán, số bài thi đạt điểm 8 trở lên đạt 18,97%, cao hơn gần 4% so với tỷ lệ 15,1% của năm 2023. Tỷ lệ này ở môn Vật lý tăng 7,3% (từ 21,31% lên 28,68%). Môn Hóa học cũng có 26,93% bài thi đạt điểm 8 trở lên và “được mùa” điểm 10, với 1.278 điểm 10, trong khi năm ngoái chỉ có 137 bài đạt điểm 10. Tỷ lệ điểm giỏi môn Lịch sử tăng 6,6%. Môn Địa lý thậm chí còn có sự đột biến khi tỷ lệ bài thi điểm giỏi chiếm tới 31% trong khi năm 2023 chỉ là 6,6%. Môn Địa lý còn có “cơn mưa” điểm 10 với 3.175 bài thi môn Địa lý đạt điểm tuyệt đối trong trong khi 2023 chỉ có vỏn vẹn 35 bài đạt điểm 10.

Môn Ngữ văn, số bài thi đạt điểm 7 trở lên chiếm tỷ lệ 64,57%, cao kỷ lục từ trước tới nay, tăng gần 18,67% so với tỷ lệ tỷ lệ 45,9% của năm 2023. Môn Giáo dục Công dân vẫn tiếp tục “phát huy” số lượng bài điểm giỏi ở mức “khủng” như các năm qua với tỷ lệ 65,83%, tăng gần 5% so với tỷ lệ 61% của năm 2023.

Theo GS. Nguyễn Đình Đức, với phân tích trên, việc điểm chuẩn đại học năm nay sẽ tăng từ 1 đến 3 điểm là điều đã được dự đoán trước ngay từ khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *