Vụ 8 người ngộ độc rượu ở Long An: Người tặng rượu có phải chịu trách nhiệm không?

Vụ 8 người ngộ độc rượu ở Long An: Người tặng rượu có phải chịu trách nhiệm không?- Ảnh 1.

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, luật sư Hoàng Thị Hương Giang – Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết, trong vụ việc này, cơ quan chức năng sẽ làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc ngộ độc của các nạn nhân. Đồng thời, làm rõ nguồn gốc loại rượu mà 8 người đã sử dụng để có căn cứ giải quyết vụ việc theo quy định.

“Trường hợp người bạn tặng rượu không biết loại rượu mang đi tặng gây ngộ độc cho người sử dụng thì người bạn tặng rượu này sẽ không phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. Còn trong trường hợp người bạn này biết loại rượu mang đi tặng có chất cấm, chất gây hại đến sức khỏe của người sử dụng nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi, mong muốn hậu quả xảy ra thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” hoặc tội “Giết người” tùy tính chất, mức độ thiệt hại của hành vi phạm tội”, luật sư Hoàng Thị Hương Giang cho hay.

Song song với quy định kiểm soát phòng chống ngộ độc rượu, cần có chế tài xử phạt thật nặng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng. Đồng thời, hướng dẫn cho người dân về quy trình công nghệ tốt nhất và phù hợp để sản xuất rượu.

“Để đảm bảo sức khỏe, trước hết mỗi người cần nâng cao ý thức tự bảo vệ sức khỏe, chỉ sử dụng các sản phẩm rượu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có nhãn mác, bảo đảm chất lượng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền để các hộ gia đình, cơ sở sản xuất rượu chấp hành nghiêm quy định về an toàn thực phẩm, không sử dụng phẩm màu, phụ gia, hóa chất không được phép, cồn công nghiệp trong sản xuất rượu…

Đặc biệt, cần siết chặt quản lý thị trường rượu, bao gồm rượu do người dân tự nấu, tự pha chế. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm, giám sát, hậu kiểm tại các địa bàn trọng điểm”, luật sư Hoàng Thị Hương Giang nêu quan điểm.

Đặc biệt, cần siết chặt quản lý thị trường rượu, bao gồm rượu do người dân tự nấu, tự pha chế. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm, giám sát, hậu kiểm tại các địa bàn trọng điểm”, luật sư Hoàng Thị Hương Giang nêu quan điểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *