Ca cấy ghép tim titan bằng công nghệ Maglev đầu tiên trên thế giới

Ngày 9/7, Viện Tim Texas đã thực hiện ca cấy ghép tim TAH vào một người đàn ông 57 tuổi đang trong tình trạng sốc tim và chờ ghép tim. Quy trình kéo dài gần 6 giờ đã giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng. Bệnh nhân đã được rút ống thông hơi vào ngày thứ 3 và có thể đi lại được 150 mét vào ngày thứ 7 sau phẫu thuật.

Bệnh nhân đầu tiên đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 58 của mình vào ngày 27/7 và hiện đang tiếp tục hồi phục tại bệnh viện. Với công nghệ MAGLEV tiên tiến, TAH BiVACOR hứa hẹn sẽ mở ra một lựa chọn điều trị quan trọng cho những người mắc suy tim giai đoạn cuối đang chờ ghép tim.

Bệnh nhân đầu tiên đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 58 của mình vào ngày 27/7 và hiện đang tiếp tục hồi phục tại bệnh viện. Với công nghệ MAGLEV tiên tiến, TAH BiVACOR hứa hẹn sẽ mở ra một lựa chọn điều trị quan trọng cho những người mắc suy tim giai đoạn cuối đang chờ ghép tim.

Trái tim titan BiVACOR sử dụng công nghệ đệm từ (Maglev) tương tự như nguyên lý hoạt động của tàu cao tốc, giúp cung cấp dòng máu hiệu quả mà không gây ma sát. Công nghệ này không chỉ giúp tăng cường hiệu suất mà còn giảm thiểu rủi ro hao mòn và chấn thương máu.

TAH BiVACOR có thiết kế máy bơm độc đáo với một bộ phận chuyển động duy nhất, mở ra một giải pháp mới được gọi là “cầu nối đến tim ghép” cho những bệnh nhân suy tim nặng.

Trái tim titan này có 2 tâm thất giống như trái tim ở người: một tâm thất bơm máu đến phổi và tâm thất kia bơm máu đến toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, khác với trái tim của người, trái tim titan này không đập mà quay.

Trái tim titan này có 2 tâm thất giống như trái tim ở người: một tâm thất bơm máu đến phổi và tâm thất kia bơm máu đến toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, khác với trái tim của người, trái tim titan này không đập mà quay.

Tiến sĩ Daniel Timms, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Công nghệ của BiVACOR, cũng bày tỏ niềm tự hào về thành công này: “Thành tựu này không thể đạt được nếu không có sự dũng cảm của bệnh nhân đầu tiên và gia đình họ, cùng sự tận tụy của nhóm chúng tôi và các chuyên gia tại Viện Tim Texas. Công nghệ MAGLEV của chúng tôi đưa chúng tôi gần hơn tới việc cung cấp một lựa chọn thiết yếu cho những người bị suy tim giai đoạn cuối. Chúng tôi mong chờ giai đoạn tiếp theo của thử nghiệm lâm sàng”.

Sau ca cấy ghép đầu tiên tại Trung tâm Y tế Baylor St. Luke, 4 bệnh nhân khác sẽ tham gia vào giai đoạn nghiên cứu tiếp theo. Điều này mở ra hy vọng mới cho những người cần sự hỗ trợ trong thời gian chờ đợi tim hiến tặng.

Từ năm 2017 đến năm 2020, suy tim đã ảnh hưởng đến 6,7 triệu người tại Mỹ, nhưng chỉ có 3.817 ca ghép tim được thực hiện trong năm 2021. Hiện nay, cấy ghép TAH được coi là cầu nối quan trọng đến ghép tim trong các trường hợp suy tim nặng.

Tuy nhiên, đây không phải là trái tim nhân tạo hoàn toàn đầu tiên. SynCardia, được FDA chấp thuận vào năm 2004, đã được cấy ghép cho hơn 1.400 bệnh nhân và thậm chí cho phép họ về nhà trong khi chờ đợi tim hiến tặng. Dù vậy, 12% bệnh nhân sử dụng SynCardia đã bị đột quỵ và 14% gặp phải các vấn đề về huyết khối. Công nghệ Maglev trong BiVACOR được kỳ vọng sẽ giảm những rủi ro này.

So với SynCardia, BiVACOR nhỏ gọn hơn và được làm bằng titan, một vật liệu bền và thường dùng trong các cấy ghép chỉnh hình. Titan có khả năng chống oxy hóa, tạo ra một lớp màng bảo vệ thiết bị khỏi phản ứng sinh học từ cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *