Vì sao Kon Tum thành điểm nóng về động đất?

Theo TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trước đây, khu vực Kon Tum từng là nơi có hoạt động địa chất tương đối ổn định so với nhiều khu vực trên cả nước, ít ghi nhận hoạt động động đất. 

Theo TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trước đây, khu vực Kon Tum từng là nơi có hoạt động địa chất tương đối ổn định so với nhiều khu vực trên cả nước, ít ghi nhận hoạt động động đất. 

Số liệu lưu trữ của Viện Vật lý địa cầu cho thấy, từ năm 1903 đến 2020, tại tỉnh Kon Tum chỉ có hơn 30 trận động đất, trận lớn nhất là 3,9 độ richter. Tuy nhiên, từ tháng 4/2021 đến nay, hàng trăm trận động đất kích thích đã xảy ra tại Kon Tum, trong đó có những trận động đất gây rung chấn diện rộng. Lớn nhất là trận động đất xảy ra trưa 28/7 có độ lớn 5 độ richter; trước đó, ngày 23/8/2022 là trận động đất mạnh 4,7 độ richter.

Các trận động đất xảy ra tại Kon Tum thời gian gần đây là động đất kích thích, xảy ra do quá trình tích nước của hồ chứa thủy điện tác động lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới khiến động đất xảy ra sớm hơn so với quy luật tự nhiên. Động đất kích thích cũng xảy ra theo chu kỳ, có những thời điểm động đất xảy ra dồn dập, có thời kỳ yên tĩnh hơn, liên quan chặt chẽ đến quá trình vận hành tích nước của hồ chứa thủy điện.

Các trận động đất xảy ra tại Kon Tum thời gian gần đây là động đất kích thích, xảy ra do quá trình tích nước của hồ chứa thủy điện tác động lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới khiến động đất xảy ra sớm hơn so với quy luật tự nhiên. Động đất kích thích cũng xảy ra theo chu kỳ, có những thời điểm động đất xảy ra dồn dập, có thời kỳ yên tĩnh hơn, liên quan chặt chẽ đến quá trình vận hành tích nước của hồ chứa thủy điện.

Lý giải vì sao động đất mạnh 5.0 độ có thể gây rung chấn cho một khu vực rộng lớn như thế, PGS.TS Cao Đình Triều, nguyên Phó viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cho biết, thời gian qua, khu vực Tây Nguyên có mưa lớn kéo dài khiến nền địa chất yếu, trong khi động đất xảy ra ở vị trí nông khiến cảm nhận rung chấn trên mặt đất rõ hơn, vùng ảnh hưởng rộng hơn.

Theo PGS.TS Cao Đình Triều, có 3 điều kiện dẫn đến động đất kích thích, gồm cấu trúc địa chất, hoạt động của đới đứt gãy bị siết ép mạnh và hoạt động tích nước của hồ chứa đủ lớn.

Khu vực xảy ra động đất ở Kon Tum nằm trên đứt gãy Rào Quán – A Lưới, là đới đứt gãy mạnh, chạy từ Lào, qua A Lưới (Thừa Thiên – Huế), kéo dài tới Quy Nhơn (Bình Định). Trên đới đứt gãy này, động đất kích thích từng xảy ra tại thủy điện sông Tranh 2 (Quảng Nam) và thủy điện Đắk Đrinh (Quảng Ngãi). Về cấu trúc địa chất, khu vực xảy ra động đất nằm trên nền địa chất có nhiều đá biến chất.

Ông Trần Văn Lực, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Kon Tum cho hay, theo dự báo của cơ quan chức năng, trong thời gian tới, động đất có thể sẽ xuất hiện và gây ra hậu quả lớn, nhất là nếu xảy ra ở các khu vực đông dân cư và có các công trình trọng điểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *