Nắng nóng tiếp tục gay gắt, chuẩn bị các phương án ứng phó gió mạnh, sóng lớn trên biển

Nắng nóng tiếp tục gay gắt, chuẩn bị các phương án ứng phó gió mạnh, sóng lớn trên biển- Ảnh 2.

Theo thống kê của cơ quan khí tượng thì tính đến chiều nay, có 24 tỉnh thành, trạm khí tượng ghi nhận nhiệt độ cao trên 35 độ C trong đó Thủ đô Hà Nội có 2 trạm là Sơn Tây và Láng với mức nhiệt 35,6 và 35,8 độ C. Nghệ An có 8 điểm đo trên 35 độ, trong đó Tây Hiếu ghi nhận mức nhiệt cao nhất là 37,6 độ C. Các tỉnh khác gồm Sơn La, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình,Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định.

Theo thống kê của cơ quan khí tượng thì tính đến chiều nay, có 24 tỉnh thành, trạm khí tượng ghi nhận nhiệt độ cao trên 35 độ C trong đó Thủ đô Hà Nội có 2 trạm là Sơn Tây và Láng với mức nhiệt 35,6 và 35,8 độ C. Nghệ An có 8 điểm đo trên 35 độ, trong đó Tây Hiếu ghi nhận mức nhiệt cao nhất là 37,6 độ C. Các tỉnh khác gồm Sơn La, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình,Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định.

Ngày 12-13/7, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, phía Nam Sơn La và Hòa Bình có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ, có nơi trên 36 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.

Dự báo nắng nóng ở khu vực Trung Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 14/7. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Dự báo nắng nóng ở khu vực Trung Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 14/7. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày và đêm 11/7, ở khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

Đêm ngày 11-12/7, vùng biển từ Khánh Hoà đến Cà Mau, vùng biển phía Nam của khu vực Giữa Biển Đông, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9.

Khoảng ngày 12-13/7, trên khu vực Giữa Biển Đông, có khả năng hình thành dải hội tụ nhiệt đới, trên dải hội tụ nhiệt đới này có khả năng hình thành các nhiễu động nhiệt đới gây thời tiết xấu.

Để chủ động ứng phó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển theo dõi dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo diễn biến gió mạnh, sóng lớn, mưa dông và thời tiết xấu trên biển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *