Xyanua nguy hiểm thế nào, cần làm gì khi bị nhiễm chất này?

Vừa qua, nam bệnh nhân N.H.B.T (18 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) đã rơi vào tình trạng tổn thuơng rải rác vùng vỏ não, tổn thương đa cơ quan sau khi nhiễm độc xyanua. Hiện bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức).

Bác sĩ Nguyễn Phạm Cao Khoa – khoa Nội tim mạch – Lão học – cho biết, dù bệnh nhân đã tỉnh và tình trạng đang dần ổn định nhưng chưa thể tiên lượng được tình trạng của bệnh nhân vì bệnh nhân có tổn thương não. Do mức độ hồi phục tổn thương não của từng bệnh nhân là khác nhau, những ca nặng có thể tổn thương não vĩnh viễn, nếu sống sót có thể sống thực vật hoặc liệt hoàn hoàn.

Cyanide (hay còn gọi là xyanua) là 1 hợp chất hóa học có chứa nhóm cyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử cacbon C liên kết ba với một nguyên tử nito N, có thể hiện diện dưới dạng chất lỏng (axit xyanhydric) hoặc chất khí (xyanogen clorua) hoặc chất rắn (muối natri xyanua hoặc kali xyanua).

Cyanide (hay còn gọi là xyanua) là 1 hợp chất hóa học có chứa nhóm cyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử cacbon C liên kết ba với một nguyên tử nito N, có thể hiện diện dưới dạng chất lỏng (axit xyanhydric) hoặc chất khí (xyanogen clorua) hoặc chất rắn (muối natri xyanua hoặc kali xyanua).

Ở dạng khí và chất lỏng, các hợp chất xyanua không có màu, đôi khi được mô tả là có mùi “hạnh nhân đắng”. Tuy nhiên, rất ít người có thể nhận biết ra mùi đặc trưng này của xyanua.

BS.CK2 Lê Vũ Phượng Thy – Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Chống độc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, xyanua là một chất kịch độc thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như sơn, dệt nhuộm, luyện kim, khai thác vàng, sản xuất thuốc trừ sâu…

BS.CK2 Lê Vũ Phượng Thy – Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Chống độc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, xyanua là một chất kịch độc thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như sơn, dệt nhuộm, luyện kim, khai thác vàng, sản xuất thuốc trừ sâu…

Theo Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Chống độc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, xyanua có thể nhiễm vào cơ thể thông qua đường da, đường ăn uống hoặc đường hô hấp. Cơ chế gây ngộ độc của xyanua là gây ức chế hô hấp tế bào, gây ngưng hô hấp, ngưng tuần hoàn, tác động tới các cơ quan trọng yếu như não và tim…

“Một người trưởng thành khỏe mạnh có thể tử vong trong vòng 3-5 phút sau hấp thụ 50mg xyanua”, bác sĩ Thy nói.

Ngay sau khi tiếp xúc với xyanua, nạn nhân sẽ nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng như lo lắng, kích động, mệt mỏi, khó thở, thở gấp, đau đầu, buồn nôn, tụt huyết áp, mất phản xạ…

Nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong. Các trường hợp ngộ độc nặng nếu sống sót có thể để lại các di chứng như yếu liệt, rối loạn vận động giống hội chứng giống Parkinson…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *