Hiệp định Geneva đã chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm tại Việt Nam, truyền cảm hứng cho cách mạng dân tộc các nước trên thế giới.
Đánh giá về ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của Hiệp định Geneva 1954 về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Đại sứ Mai Phan Dũng khẳng định Hiệp định Geneva là một mốc son quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, là kết tinh của cuộc đấu tranh hào hùng của Cách mạng Việt Nam.
Đánh giá về ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của Hiệp định Geneva 1954 về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Đại sứ Mai Phan Dũng khẳng định Hiệp định Geneva là một mốc son quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, là kết tinh của cuộc đấu tranh hào hùng của Cách mạng Việt Nam.
Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, việc ký kết Hiệp định Geneva đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chấm dứt sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ tại Việt Nam.
Với ý nghĩa này, hiệp định cũng đã tạo nguồn cảm hứng và cổ vũ to lớn cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên khắp năm châu, vì độc lập, tự do, hòa bình, dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội trên toàn thế giới.
Về vai trò của Hiệp định Geneva đối với hai cuộc kháng chiến của Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đại sứ Mai Phan Dũng nêu rõ hiệp định đã mở ra thời kỳ chiến lược mới của Cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để thực hiện trọn vẹn mục tiêu độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, cả nước cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Về vai trò của Hiệp định Geneva đối với hai cuộc kháng chiến của Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đại sứ Mai Phan Dũng nêu rõ hiệp định đã mở ra thời kỳ chiến lược mới của Cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để thực hiện trọn vẹn mục tiêu độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, cả nước cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đề cập đến vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như nền ngoại giao cách mạng Việt Nam được phản ánh qua việc đạt được Hiệp định Geneva 1954 về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Đại sứ Mai Phan Dũng khẳng định thắng lợi của Việt Nam tại Hội nghị Geneva bắt nguồn từ đường lối cách mạng đúng đắn và sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thiện chí, tư tưởng yêu chuộng hòa bình, phương châm hòa hiếu trong xử lý các mối quan hệ quốc tế vốn đã trở thành truyền thống và bản sắc của dân tộc Việt Nam đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh biến thành nền tảng cơ sở, tạo thành con đường đưa đến Hội nghị và Hiệp định Geneva.
Đảng đã đề ra chủ trương, đường lối và sách lược cách mạng đúng đắn, mở ra mặt trận ngoại giao chủ động tiến công, phối hợp chặt chẽ và thống nhất với các mặt trận chính trị, quân sự để tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo đảm cao nhất lợi ích dân tộc.
Hội nghị Geneva năm 1954 là hội nghị quốc tế đa phương lớn lần đầu tiên Việt Nam tham dự để đàm phán và ký kết điều ước quốc tế cùng với tất cả các nước lớn, chủ động bảo vệ và thực hiện lợi ích của mình.
Theo Đại sứ Mai Phan Dũng, tại hội nghị này, nhằm tìm cách chấm dứt cuộc chiến tranh một cách có lợi nhất và vào thời điểm thuận lợi nhất cho đất nước, với điểm tựa là thắng lợi quân sự trên chiến trường, đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ, ngoại giao Việt Nam đã khẳng định tâm thế, trí tuệ, bản lĩnh và cốt cách của một dân tộc có bề dày hàng nghìn năm văn hiến, vị thế của một quốc gia có độc lập, chủ quyền và yêu chuộng hòa bình.