Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, năm 2024, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản tiếp tục duy trì ổn định và phục hồi tốt sau đại dịch COVID-19, sự tiếp cận của người dân tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tất cả các vùng, miền, các nhóm đối tượng tiếp tục được cải thiện, chất lượng dịch vụ đã không ngừng được nâng cao.
Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, năm 2024, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản tiếp tục duy trì ổn định và phục hồi tốt sau đại dịch COVID-19, sự tiếp cận của người dân tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tất cả các vùng, miền, các nhóm đối tượng tiếp tục được cải thiện, chất lượng dịch vụ đã không ngừng được nâng cao.
Các số liệu thống kê cho thấy tử vong mẹ, tử vong trẻ em tiếp tục giảm; các chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản đều được cải thiện đáng kể.
Tỷ suất tử vong trẻ em Việt Nam giảm khá ổn định. Trong vòng hơn 20 năm (từ 2001 đến 2023), tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm 2 lần (từ 39,6‰ xuống còn 18,2‰) và tử vong trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm gần 2,5 lần (từ 29,5‰ xuống còn 11,6‰)1. Các số liệu thống kê sức khỏe sinh sản hàng năm cũng như kết quả một số nghiên cứu cho thấy tử vong sơ sinh vẫn chiếm tới khoảng 80% tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và 60% tử vong trẻ em dưới 5 tuổi.
Tỷ suất tử vong trẻ em Việt Nam giảm khá ổn định. Trong vòng hơn 20 năm (từ 2001 đến 2023), tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm 2 lần (từ 39,6‰ xuống còn 18,2‰) và tử vong trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm gần 2,5 lần (từ 29,5‰ xuống còn 11,6‰)1. Các số liệu thống kê sức khỏe sinh sản hàng năm cũng như kết quả một số nghiên cứu cho thấy tử vong sơ sinh vẫn chiếm tới khoảng 80% tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và 60% tử vong trẻ em dưới 5 tuổi.
Suy dinh dưỡng trẻ em vẫn tiếp tục giảm đều và bền vững. Đến năm 2023, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm xuống còn 9,7% (thể nhẹ cân) và 18,2% (thể thấp còi)3. Tuy nhiên SDD thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, cá biệt có tỉnh tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi vẫn cao trên 30%. Đây tiếp tục là thách thức không nhỏ cho các tỉnh miền núi, khó khăn trong thời gian tới.
Bên cạnh các thành tựu đã đạt được vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Vẫn còn có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng miền, các nhóm đối tượng về các chỉ số sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ – trẻ em; Đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển nguồn nhân lực chưa đồng đều giữa các địa phương, khu vực dẫn đến chất lượng dịch vụ, nhất là ở tuyến y tế cơ sở, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa được cải thiện như mong muốn; Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng số để phục vụ công tác quản lý sức khỏe của người dân còn nhiều hạn chế.
Phát biểu tại sự kiện, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá, năm 2024, mạng lưới Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em/sức khỏe sinh sản trên toàn quốc đã nỗ lực không ngừng, phối hợp chặt chẽ với hệ thống y tế chung để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ và Bộ Y tế giao phó. Những kết quả này không chỉ góp phần ổn định và phát triển ngành y tế mà còn đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng của đất nước.
Mạng lưới chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và sức khỏe sinh sản tiếp tục được củng cố và phát triển, công tác quản lý, điều hành ngày càng đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính toàn diện.
GS.TS Trần Văn Thuấn cho biết, bên cạnh những thành tựu như đã nêu trên, trong tình hình mới, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và sức khỏe sinh sản đặt ra các vấn đề mới, các thách thức lớn như trong 5 năm qua, tỷ suất tử vong mẹ giảm chậm, dao động 44-45/100.000 trẻ đẻ sống, với sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, đặc biệt ở dân tộc thiểu số cao gấp 6-8 lần người Kinh.