5 bài học kinh nghiệm đáp ứng về y tế trong bão số 3 và mưa lũ sau bão

Tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; Đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân, kịp thời bổ sung dự trữ thuốc, hóa chất, vật tư dự trữ; Tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm…

Tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; Đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân, kịp thời bổ sung dự trữ thuốc, hóa chất, vật tư dự trữ; Tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm…

Cùng đó, Bộ Y tế đã tổ chức họp trực tuyến với ngành y tế 28 tỉnh, thành trong vùng ảnh hưởng bão để rà soát, đôn đốc công tác chủ động ứng phó, đáp ứng về y tế trong bão, sau bão; hướng dẫn người dân vùng bão lũ công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo nước sinh hoạt sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng chống dịch bệnh…

Cùng đó, Bộ Y tế đã có công điện gửi các tỉnh; các đơn vị khu vực miền Bắc, miền Trung về việc khắc phục hậu quả bão số 3; Công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, các đơn vị trực thuộc về báo cáo thiệt hại sau cơn bão số 3 năm 2024; Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố về triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ và ngập lụt; Công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc Bộ về bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt.

Cùng đó, Bộ Y tế đã có công điện gửi các tỉnh; các đơn vị khu vực miền Bắc, miền Trung về việc khắc phục hậu quả bão số 3; Công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, các đơn vị trực thuộc về báo cáo thiệt hại sau cơn bão số 3 năm 2024; Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố về triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ và ngập lụt; Công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc Bộ về bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt.

Các bệnh viện của Bộ Y tế đã kịp thời trực tiếp cấp cứu, điều trị và duy trì kết nối liên tục 24/24h với các đầu cầu tại các cơ sở y tế trong vùng bị ảnh hưởng, tư vấn khám chữa bệnh từ xa cho các nạn nhân bị tai nạn, thương tích. Phân loại, chẩn đoán và điều trị cũng như sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp nặng, vượt quá khả năng điều trị của tuyến dưới. Bệnh viện Việt Đức đã góp được 587 đơn vị máu hỗ trợ các bệnh viện vùng bão lũ; Bệnh viện K gia tăng số giường ở nhà lưu trú, từ ngày 10/9 người nhà bệnh nhân trong vùng ảnh hưởng bão lũ được sử dụng nhà lưu trú miễn phí; cùng với đó, bệnh viện cũng có chuẩn bị những suất ăn miễn phí cho các hộ gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại bệnh viện.

Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế đã phát động phong trào hỗ trợ cho người dân ở các vùng bị ảnh hưởng của bão lụt với các hoạt động thiết thực như mỗi cán bộ, công chức, viên chức ủng hộ 1 ngày lương hay Chương trình Hiến máu nhân đạo để bổ sung và hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu hụt máu và các chế phẩm máu theo nhu cầu thực tế tại các cơ sở y tế.

Về hỗ trợ các địa phương sau bão lũ, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã xuất cấp 19 tấn hóa chất khử khuẩn môi trường (Chloramin B) từ kho phòng chống thiên tai; vận động tài trợ 1 triệu viên khử khuẩn nước Aquatabs từ Tổ chức Y tế thế giới, 8,5 tấn Chloramin B từ nguồn xã hội hóa cho Sở Y tế các tỉnh, thành phố; 200.000 viên khử khuẩn nước Aquatabs từ Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) đã chuyển về các địa phương; đề xuất Chính phủ xuất cấp 1,76 triệu viên hóa chất khử khuẩn nước (Aquatabs) từ nguồn dự trữ quốc gia;

UNICEF hỗ trợ hệ thống trữ nước và bình lọc gốm không dùng điện, xà phòng, dung dịch sát khuẩn cho 200 hộ gia đình, trường học, trạm y tế của 10 xã thuộc tỉnh Lào Cai, Yên Bái;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *