26 thí sinh bị đình chỉ, không có chuyện lộ, lọt đề Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Tại buổi họp báo, GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết, kỳ thi năm nay có tổng số 1.071.393 thí sinh đăng ký dự thi. Cả nước có 2.323 điểm thi, với tổng số 45.149 phòng thi. Công tác coi thi của kỳ thi tại tất cả các điểm thi diễn ra theo đúng kế hoạch.

Đánh giá sơ bộ, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã diễn ra trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi trên cả nước. Công tác chuẩn bị tổ chức thi được thực hiện chủ động, khẩn trương, kỹ lưỡng, chu đáo, toàn diện. Việc tổ chức coi thi tại tất cả các Điểm thi bảo đảm an toàn, nghiêm túc, đúng Kế hoạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức thi gọn nhẹ, thiết thực. Kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, trung thực, khách quan, an toàn, đúng quy chế, bảo đảm thuận lợi và công bằng cho các đối tượng thí sinh.

Công tác đề thi được thực hiện nghiêm túc, an toàn, bảo mật từ Trung ương đến địa phương. Đề thi cơ bản đáp ứng yêu cầu tổ chức thi. Theo đánh giá ban đầu của thí sinh, giáo viên và dư luận xã hội, đề thi các bài thi/môn thi nằm trong chương trình THPT, có sự phân hóa phù hợp bảo đảm kết quả thi chính xác, khách quan dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Về vai trò của Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh hiện nay, GS.TS Huỳnh Văn Chương cho biết: Kỳ thi được thực hiện theo Luật Giáo dục; Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo; Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Về vai trò của Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh hiện nay, GS.TS Huỳnh Văn Chương cho biết: Kỳ thi được thực hiện theo Luật Giáo dục; Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo; Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thống kê những năm qua, có số lượng lớn cơ sở giáo dục đại học sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT để làm căn cứ xét tuyển đầu vào.

Đây là kỳ thi được đầu tư nhiều công sức, được sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Cách xây dựng đề thi hướng tới đánh giá năng lực người học, có độ phân hóa để các trường đại học tốp đầu cũng có thể sử dụng kết quả để xét tuyển.

Tại buổi họp báo, liên quan đến vấn đề lộ, lọt đề thi Ngữ văn mà phóng viên đề cập, ông Nguyễn Ngọc Hà – Phó Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) khẳng định, không có chuyện lộ, lọt đề thi môn Ngữ văn. 

Về công tác chấm thi, Phó Cục trưởng Quản lý chất lượng cho biết, mỗi môn thi đều có tiêu chí nhất định về giáo dục. Bên cạnh những gợi ý, hướng dẫn chấm thi thì cũng có phần mở. Nếu thí sinh trả lời đúng định hướng, có tính chất phát triển thì sẽ xem xét để “chấm mở”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *